3.1. NUỐT NGHẸN
Nuốt vào khó khăn, thậm chí không
nuốt thức ăn thức uống xuống được. Đây là có trở ngại vùng từ cổ họng đến cuối
thực quản. Thường gặp do có một đoạn thực quản bị co thắt (do lạnh, do kích xúc
thần kinh, do có tổn thương, do thiếu dinh dưỡng cục bộ, có thể do
hỗn hợp), cũng có thể do có khối u trong hay ngoài thực quản chèn ép. Cũng
có thể do val Tâm vị không mở, nguyên nhân cũng có nhiều. Khi chẩn đoán cần tìm
cho ra nguyên nhân cụ thể, kết hợp với nội soi càng tốt. Điều trị: điều chỉnh
tổng trạng, trị theo cơ chế, phản chiếu nơi có bệnh (cần dò sinh huyệt dọc từ
312 đến 61 -).
3.2. ĂN VÀO ÓI RA
Thường do hàn tà ở Vị, điều trị: làm
ấm dạ dày. Cũng có khi do dạ dày bị viêm loét, thức ăn cọ xát kích thích làm
ói, điều trị: theo cơ chế. Cần kết hợp với Tây y. Triệu chứng này cũng thường
gặp trong bệnh viêm họng ở trẻ em. Khác nhau ở chỗ viêm họng thì ăn vào là ói
ngay không hoàn tất được bữa ăn, còn nếu do Vị hàn thì ăn xong một lúc sau mới
ói.
3.3. ĂN KHÔNG TIÊU
Có nhiều cơ chế:
-
Do dạ dày không co bóp hay co bóp yếu: thức ăn
bị lên men chua nên sẽ có ợ chua, vừa đau vừa tức vùng thượng vị. Điều trị: day
dầu Bổ trung, phản chiếu dạ dày.
-
Do dạ dày không tiết dịch vị: đau tức và xót xa
bào bọt trong dạ dày càng lúc càng tăng; điều trị: dùng bộ Bổ Âm huyết và phản
chiếu dạ dày, hoặc uống nước dừa tươi một cách chậm rãi cho đến khi thấy hết
xót xa thì ngưng, thường chỉ cần chừng ½ ly lớn. Do dịch vị dạ dày không đủ
thành phần: chỉ đau tức mà không xót xa bào bọt; điều trị: dùng bộ Bổ Âm huyết,
phản chiếu dạ dày.
-
Do Tiểu trường bị lạnh: dạ dày tức nhiều hơn
đau, nhịn ăn thì giảm tức, không ợ hoặc ợ hôi. Còn hai trường hợp trên thì dù
nhịn ăn vẫn không giảm đau tức có khi còn tăng lên. Điều trị: làm ấm Tiểu
trường.
LƯU
Ý: nếu dùng các giải pháp nêu trên mà không hiệu quả thì có thể có
tổn thương thực thể như viêm loét, u bướu.
3.4. ĐAU BAO TỬ
Có hai dạng chính thường gặp
là viêm và loét hoặc viêm lẫn loét. Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là nội
soi. Dựa vào lâm sàng, có các bệnh sau:
-
Viêm bao
tử do lạnh: thường lên cơn đau về đêm khoảng 23g đến 3 giờ, khi đau hay ứa
nước miếng (nước giải) lạt hoặc hơi mặn. Hơ xức dầu phản chiếu dạ dày. Cữ ăn
uống lạnh.
-
Loét dạ dày: đau tăng khi đói, cũng có lúc ăn
xong đau hơn có thể gây ói. Cắt cơn đau bằng vaseline hay nước đá. Nên trị theo
Tây y công thức của Úc. Cữ chua tuyệt đối đến suốt đời thì mới không tái
phát, tuy nhiên, thỉnh thoảng có thể dùng một lần với nồng độ thấp. Hoặc tốt
nhất là dùng vitamin C loại tan trong ruột để bổ sung vit. C cho cơ thể có thể
bị thiếu do cữ chua. Nhưng theo tôi ở Việt Nam và các xứ nhiệt đới rất
dồi dào rau quả nên khó thiếu vitamin C khi ta ăn uống với một chế độ hợp lý:
không ăn uống thức gì lâu dài mà nên luôn thay đổi món ăn từng ngày, tránh
trùng lắp.
-
Viêm dạ
dày:
Ø
Viêm phù nề: thường do lạnh, đau
tăng khi ăn uống thức ướp lạnh hay các thức ăn quá mát, thường có những cơn đau
về đêm kèm với hiện tượng ứa nước miếng hơi mặn hay nhạt. Điều trị: làm ấm dạ
dày bằng xoa dầu, dán cao hay hơ ngải cứu phản chiếu dạ dày, day dầu tiêu viêm,
290, 7, 347.
Ø
Viêm xung huyết: cơn đau không có
quy luật. Day vaseline Bổ Âm huyết, Tiêu viêm, lăn gai phản chiếu dạ dày.
-
Sa dạ dày:
ăn vào thì cảm thấy nặng nề vùng dạ dày và mệt mỏi toàn thân tay chân như không
có sức, nằm nghỉ một lúc thì hết, ngồi dậy hoặc đi đứng một lúc thì nặng nề và
mệt mỏi lại (khi còn no bụng). Điều trị: lần đầu nên hơ xoa dầu bộ Thăng, phản
chiếu dạ dày và vùng trên dạ dày. Các lần sau có thể day cào bằng dầu. Nặng thì
có thể hơ xoa dầu tại vùng bụng theo nguyên tắc phóng chiếu. LƯU
Ý: có một số bệnh nhân có thói quen uống thật nhiều nước vào sáng
sớm, đây là một nguyên nhân thường gặp trong bệnh sa dạ dày. Uống nước nhiều
vào sáng sớm mới thức dậy là theo một lý thuyết xuất phát từ Nhật nhằm mục đích
dễ đại tiện, tuy nhiên có nhiều hậu quả xấu như to tim, sa giãn phúc mạc khiến
sa nội tạng trong đó dạ dày dễ bị nhất, phù không rõ nguyên nhân…
3.5. SÔI RUỘT
Tiểu trường giảm chức năng, có thủy
ẩm trong ruột, thường đi cầu phân nhão hoặc lỏng lẫn đặc. Điều trị: làm ấm Tiểu
trường bằng hơ xoa dầu hay dán cao, 290, 7, 347.
3.6. TIÊU CHẢY
-
Do nhiễm
trùng: đau bụng trước một thời gian từ 30 phút đến 1 giờ rồi mới bị đi
cầu, khi đi cầu hậu môn có cảm giác bị nóng, phân rất hôi thối, lần đi cầu đầu
tiên thường chỉ nhão chứ không lỏng. Diễn biến từ nhẹ tới nặng dần. Ấn vùng
bụng thấy đau: đau vùng quanh rốn là viêm Tiểu trường, đau vùng hai bên hông là
viêm Đại trường. Điều trị: Tiêu viêm, phản chiếu. Nên dùng nước đá áp lạnh, nên
kết hợp với bác sĩ để dùng kháng sinh ngay, không nên để lâu có hại cho niêm
mạc ruột biến thành rối loạn mạn tính khó trị về sau.
-
Do nhiệt
tà: đau bụng rồi tiêu chảy ngay một cách đột ngột. Hậu môn nóng, phân lỏng
ngay từ lần đi cầu đầu tiên và hôi thối. Đặc điểm là vừa đi cầu vừa đánh rắm,
có khi bắn tung tóe như phun vòi sen!! Điều trị: áp lạnh 124, 34, 106, 26, 143,
phản chiếu Tiểu và Đại trường.
-
Do hàn tà:
đau bụng rồi đi cầu đột ngột, phân lỏng chảy như rót nước không đánh rắm, không
hôi mà tanh, không nóng hậu môn. Điều trị: hơ xoa dầu sau đó dán cao bộ Thăng.
-
Do nhiễm
độc thực phẩm: triệu chứng không rõ rệt về mặt hàn hay nhiệt, có thể xuất
hiện thêm những triệu chứng của nhiễm độc như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,
nôn. Đặc biệt là không đáp ứng rõ rệt với những liệu pháp điều trị nêu trên.
Điều trị: bộ Tiêu viêm giải độc.
3.7. ĐI TIÊU RA MÁU
-
Phân đen: tổn thương vùng dạ dày hoặc Tiểu
trường.
-
Ra máu bầm: tổn thương vùng kết tràng lên hoặc
kết tràng ngang.
-
Ra máu tươi: có tổn thương ở vùng kết tràng
xuống, xuống đến vùng hậu môn. Có thể do viêm cấp, do u nhọt bị vở miệng, do
loét, do trĩ.
Phác đồ chung: 26,
61 - +, 38 - +, 156 - +, 16 - +,0 - +. Phản chiếu vùng bị tổn thương.
Cần chẩn đoán hàn hay nhiệt chứng.
Dò sinh huyệt, có thể kết hợp ấn vùng bụng tìm nơi đau tức.
-
Trĩ, thực chất là một loại u nhọt trong trực
tràng. Dân gian thường gọi là trĩ nội vì không thấy, không sờ được, nhưng có
một số trường hợp mụn trĩ mọc sát bờ hậu môn nên cũng thấy và sờ được. Nếu là
trĩ thì ngọn có thể có nhiệt nhưng gốc luôn là hàn. Do đó ban đầu trị theo hàn
chứng, giai đoạn sau trị theo nhiệt chứng. Hàn chứng thì dùng hơ xức dầu hoặc
day cào với dầu, nhiệt chứng thì dùng day cào với vaseline (không dùng nước đá,
áp lạnh chỉ thích hợp với các bệnh cấp tính, trĩ là bệnh mạn tính). Trong thực
tế có thể phức tạp hơn là phải biến đổi hàn – nhiệt như thế mấy lần mới xong.
Đừng quên điều chỉnh tổng trạng.
3.8. SA TRỰC TRÀNG (phụ: Sa nội tạng)
Dân gian thường gọi là trĩ
ngoại vì thấy và sờ được. Nói chung về các chứng sa nội tạng đều cần Bộ
Thăng. Tùy thể trạng mà hơ xức dầu hay chỉ day ấn, luôn cần phản chiếu
nội tạng bị sa và hệ thống mạc treo nội tạng đó. Có thể tác động theo hệ phóng
chiếu.
3.9. BÓN
Hoặc vài ngày mới đi cầu một lần
hoặc là đi cầu khó khăn. Phân có thể khô: bón táo, phân có thể nhão: bón ướt.
Phân có thể to bình thường hay phân cũng có thể nhỏ chừng bằng ngón tay út. Các
tình trạng phân thường gặp:
-
Đầu cứng sau mềm, phân to bình thường: nhu
động ruột kém, có thấp thủy nhẹ: day dầu Bổ trung, cào dọc theo phản chiếu
khung Đại tràng.
-
Cứng từ đầu đến cuối, phân to bình thường: nhu
động ruột kém, không có thấp thủy. Điều trị như trên nhưng không dùng dầu mà
dùng vaseline.
-
Từ mềm tới nhão, hình dáng bình thường: có thủy
ẩm. Day dầu Bổ trung, 290 - +, 7 - +, 347 - +, 87.
-
Từ mềm tới nhão, phân nhỏ như ngón tay út: có
thủy ẩm và phù nề niêm mạc đại tràng. Day dầu hoặc hơ xức dầu Bổ trung, 290 -
+, 7 - +, 347 - +, phản chiếu khung Đại tràng.
-
Phân nhỏ cứng như phân dê: có co thắt hoặc khối
u chèn ép vùng kết tràng ngang hoặc xuống hoặc vùng Sigma. Lâm sàng: đau cố định
tại một điểm ở các vùng nêu trên trước khi mót cầu và đi cầu. Cận lâm sàng:
phim cản quang hay nội soi. Điều trị: day vaseline Bổ Âm Huyết, phản chiếu nếu
do co thắt. Tiêu viêm, phản chiếu nếu do khối u. LƯU Ý: Trường
hợp này nếu đau nhiều hoặc có máu và trị không dứt được thì nên nghĩ đến
ung thư.
3.10. VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN
Có hai loại với hai triệu chứng khác
nhau.
-
Loại thứ nhất: tiêu chảy thường xuyên khi ăn
uống phải thức ăn mát như rau quả tươi sống hay nấu chín hoặc một số loại thức
ăn uống không thích hợp với cơ thể. Điều trị: day dầu và dán Bổ trung, tiêu
viêm, phản chiếu khung Đại tràng, Tiểu tràng.
-
Loại thứ hai: xen kẽ với những ngày bón không đi
cầu là có ít nhất một ngày tiêu chảy. Chẩn đoán hàn nhiệt cục bộ vùng bẹn
phải, dưới và bên phải rốn. Day tiêu viêm, vùng huyệt 104 +. Cần chẩn
đoán hàn nhiệt để có kỹ thuật tương ứng.
3.11. ĐAU VÙNG BỤNG
Đây là loại triệu chứng
thường gặp với hiện tượng đau cả vùng bụng, đôi khi không xác định được nơi đau
chính xác cụ thể. Có khi điểm đau chạy lòng vòng, có khi đau lan tỏa cả vùng
bụng, có khi lan ra tới lưng hay từ lưng lan ra trước bụng nhưng không gây đi
cầu lỏng, nếu có thì chỉ một lần rồi thôi. Đặc điểm của nó là luôn có sốt, có
thể cao. Đây là một triệu chứng của một cơ quan nào đó trong vùng bụng bị viêm
cấp hoặc bế tắc như tắc mật, sỏi niệu.
Đối với triệu chứng này muốn chẩn
đoán tương đối đúng cần ấn vùng bụng tìm điểm trung tâm của vùng đau. Khi tìm
được trung tâm điểm đau thì dựa vào cơ thể học mà đoán cơ quan có vấn đề. Có
thể kết hợp với những triệu chứng chi tiết kèm theo thì chẩn đoán gần với chính
xác hơn. Thí dụ: khi viêm cơ thẳng bụng thì không thể tự ngồi dậy được vì trong
khi cố ngồi dậy thì cơn đau tăng dữ dội; khi viêm tụy hay ống mật thì
không thể ăn uống gì vì ăn vào là nôn ói ngay……v.v.. Triệu chứng rất phong phú,
cần kinh nghiệm nhiều. Điều trị: nên đưa ngay đến bệnh viện gần nhất vì
đây thuộc loại cấp cứu, cần nhiều phương tiện kỹ thuật của bệnh viện.
Các bạn cần ghi nhớ: an toàn
cho bệnh nhân là trên hết. Cho nên không được giữ bệnh trong
những trường hợp thuộc loại cấp cứu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét