Tạ Minh.
Khái quát thì bộ Giáng có tính chất
ngược lại với bộ Thăng. Tầm ứng dụng không rộng rãi như bộ Thăng và thuộc khía
cạnh gần như đối lập.
I/- PHÁC
ĐỒ – KỸ THUẬT
124 + -, 106, 34 +
-, 26, 61 + -, 3 + -, 143, 39, 14 + -, 222 + -, 85 + -, 156 + -, 87.
Không phải lúc nào cũng dùng trọn
tất cả các huyệt nêu trên. Phải dò sinh huyệt để dùng cho thích ứng với
tình hình bịnh. Có khi phải tùy theo tổng trạng của bịnh nhân mà chọn lọc lại,
chỉ dùng một số trong số các sinh huyệt được tìm thấy chứ không dùng tất cả các
sinh huyệt.
Dò và tác động huyệt theo thứ tự nêu
trên. Đối với các huyệt kép thì tác động huyệt bên phải trước, bên trái sau
(của người bịnh).
Kỹ thuật an toàn và thích hợp
nhất là dùng kỹ thuật rung huyệt, hoặc dùng lăn và que dò để ấn day hoặc quẹt
vào huyệt bằng vaseline hoặc các loại dầu nhờn vô hại như dầu ăn hoặc kem dưỡng
da. Cũng có thể day thật nhẹ phơn phớt không cần vaseline vào mặt da ở những
người trẻ tuổi, da không quá khô.
Nếu sốt cao nên dùng nước đá áp vào
huyệt, mỗi huyệt một phút để cắt cơn sốt.
II/- TÁC
DỤNG
Các tác dụng chính:
-
Giáng khí: tác dụng cao trong trường hợp thực
nhiệt.
-
Hạ nhiệt: tính hạ nhiệt khá mạnh khi dùng trọn
bộ.
-
An thần: tính an thần rõ nét.
-
Tiêu viêm: chỉ có tính hỗ trợ, vì tính tiêu viêm
của nó không mạnh bằng một số phác đồ khác.
III/- CHỦ
TRỊ
Bộ GIÁNG là phác đồ chủ lực trị các
bịnh thuộc THỰC NHIỆT. Trong lãnh vực hư nhiệt thì chỉ được dùng khi cần
đối phó tạm thời với triệu chứng (khó dùng vì cần vững y lý Đông y và phải kỹ
lưỡng), không dùng trong điều trị lâu dài.
Nên dùng cho các trường hợp sau: Các
chứng sốt do nhiễm phải khí nóng đều cần dùng BỘ GIÁNG. Trước hết nó hạ sốt cho
bịnh nhân, đề phòng chứng kinh giật do sốt cao – sau đó sẽ tìm nguyên nhân gây
bịnh để điều trị tận gốc. Một số bịnh thường gặp: trúng nắng, sốt do nhiễm
trùng dĩ nhiên chỉ để giảm sốt còn diệt trùng thì nên dùng kháng sinh, sốt
không rõ nguyên nhân (với điều kiện chân không lạnh).
Qua tính an thần, giáng khí, hạ
nhiệt, bộ GIÁNG được dùng cắt cơn tăng Huyết áp DƯƠNG CHỨNG, với các triệu chứng
sau: mạch vùng Thái dương (màng tang) nổi cộm, mạch cổ tay thuộc dạng Kiên,
Hoạt, Thực, chân không lạnh, mặt mắt có thể đỏ; đo huyết áp thấy
kim đồng hồ giật mạnh, tiếng ở ống nghe đập lớn, hai huyệt 26 và 15 có thể 143
rất đau. Trường hợp này nên day huyệt 15 trước khi dùng BỘ GIÁNG.
Ngoài ra có thể dùng trong những
trường hợp suyễn thực nhiệt. Trường hợp uất nhiệt bên trong tạng phủ như Vị,
Tỳ, Can…v.v.. Những trường hợp mất ngủ do hưng phấn, lo lắng suy nghĩ nhiều làm
mất ngủ (chỉ có giá trị khi thể trạng bịnh nhân chưa suy yếu). Những trường hợp
thần kinh chức năng của một cơ quan hưng phấn gây xáo trộn sinh lý cơ quan,
tạng phủ.
Lãnh vực ứng dụng của BỘ GIÁNG khá
rộng nhưng tốt nhất vẫn là dùng để trị các bịnh THỰC NHIỆT.
IV/- CHỐNG
CHỈ ĐỊNH
Thực tế cho thấy BỘ GIÁNG chỉ có
tính tả chứ không có tính bổ. Do đó không dùng bộ Giáng trong các chứng hư
nhiệt (những triệu chứng nóng âm ỉ, nóng sau buổi trưa ở người bịnh suy
nhược), những người bịnh mất ngủ lâu ngày, ăn uống kém, gầy yếu xanh xao.
V/- ỨNG
BIẾN LÂM SÀNG
1)
Cắt cơn sốt bằng nước đá áp vào huyệt. Ở đây chỉ
cần dùng các huyệt sau đây theo thứ tự: 26, 3, 143 hay 173, 87. Với các cục
nước đá chừng bằng đầu ngón tay cái, áp mỗi huyệt chừng một phút rồi đổi sang
huyệt khác cho đến khi hết sốt.
2)
Một số trường hợp bịnh tâm thần mới phát thuộc chứng
cuồng trong Đông y, các chứng trúng nắng. Nên ứng biến như sau: chỉ dùng các
huyệt sau đây theo thứ tự 124 -, 106, 34 -, 26, 61 -, 3 -, 143, 39, 14 -, 222 -,
85 -, 87.
Có thể tùy nghi sử dụng các kỹ thuật áp lạnh, day bằng
vaseline hoặc châm kim. Biện pháp này cũng dùng được trong trường hợp sốt cao
do viêm nhiễm cấp (với điều kiện chân không lạnh).
VI/- KẾT
LUẬN
Bộ GIÁNG hữu hiệu trong các chứng
nhiệt dù ở biểu hay ở lý. Nhưng chỉ có tính TẢ CHỨ KHÔNG BỔ. Cẩn thận trong khi
sử dụng để không hại nguyên khí của bịnh nhân.
TP. Hồ Chí Minh, 9-12-1998.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét