SƠ LƯỢC VỀ HỆ TIM MẠCH
Lương y Tạ Minh.
Quả tim là cơ quan có chức năng tạo
một lưu lượng máu lưu thông cho toàn cơ thể, là một máy bơm máu đi và hút máu
về. Gồm:
-
Tâm nhĩ phải: hút máu đen từ tĩnh mạch chủ đổ về
thông qua van tĩnh mạch chủ bằng cách giãn nở (tâm trương). Co bóp (tâm thu) để
đưa máu đen xuống tâm thất phải thông qua van 3 lá.
-
Tâm thất phải: hút máu đen từ tâm nhĩ phải
bằng cách giãn nở (tâm trương) rồi co bóp (tâm thu) tống máu đen lên phổi thông
qua van động mạch phổi.
-
Tâm nhĩ trái: giãn để hút máu đỏ từ phổi về
thông qua van tĩnh mạch phổi. Rồi co bóp tống máu đỏ xuống thất trái thông qua
van 2 lá.
-
Tâm thất trái: nở để hút máu đỏ từ nhĩ trái về rồi
co để tống máu đỏ ra động mạch chủ thông qua van động mạch chủ.
-
Tim được nuôi dưỡng bằng một hệ thống mạch máu
dành riêng cho nó gọi là mạch vành. Mạch vành tim trái có số lượng nhiều gấp
bội lần bên tim phải.
-
Các động và tĩnh mạch là các ống dẫn để máu lưu
thông.
-
Máu đỏ từ tim theo động mạch chủ chảy ra
các động mạch rồi các tiểu động mạch và các vi mạch (còn gọi là mao mạch) đến
các cơ quan, tế bào. Máu đen từ các tế bào, cơ quan đổ về các vi tĩnh mạch, dồn
về các tiểu tĩnh mạch, về các tĩnh mạch rồi dồn về tĩnh mạch chủ, về tim.
Gọi chung là vòng đại tuần hoàn.
-
Động mạch phổi dẫn máu đen từ tâm thất phải
lên phổi. Tại phổi, máu nhả carbonic và nhận oxy để chuyển từ đen sang đỏ. Tĩnh
mạch phổi dẫn máu đỏ từ phổi về tâm nhĩ trái. Gọi chung là vòng tiểu tuần hoàn.
PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP
Theo nguyên tắc, đo HA luôn cần ống
nghe để nghe tiếng mạch đập. Nhưng trong thực tế tôi không dùng ống nghe mà chỉ
theo dõi trạng thái hoạt động của kim mà phát hiện một số chức năng khác của
huyết áp kế ngoài trị số tâm thu và tâm trương:
-
Kim khựng lại ≥ 5 nhịp trước khi giật lui: ít
nhất cũng bị thiểu năng vành, thường là thiếu máu cơ tim nếu chất lưỡi nhạt tới
trắng.
-
Kim giật lui ngắn một đoạn rồi giật lui dài hơn:
có hở val 2 lá, nhiều hay ít tùy mức độ chênh lệch của 2 trạng thái ngắn
và dài.
-
Trị số tâm trương ≤ 50: hở val động mạch chủ.
-
Kim giật lui ngắn ≤ 2 mmHg (một nấc nhỏ trên mặt
đồng hồ HA kế): trương lực tim yếu. Dương hư nếu có sợ lạnh. Nếu không sợ
lạnh là tâm khí suy.
-
Kim giật lui dài ≥ 4 mmHg (2 nấc nhỏ trên mặt HA
kế): trương lực tim mạnh, máu loãng (thành phần đặc và lỏng của máu không đúng
tỉ lệ: huyết tương nhiều hơn huyết cầu). Âm hư nếu sợ nóng, tâm khí thịnh nếu
không sợ nóng. Kiểu giật lui kim này thường gặp trong bệnh Đường huyết hay
Lipid huyết, và các trường hợp có sốt cao.
-
Kim giật lui nhanh: máu loãng.
-
Kim giật lui chậm: máu đặc (huyết tương thiếu,
huyết cầu dư), hoặc có lipid huyết.
-
Kim giật lui lúc nhanh lúc chậm hay lúc dài lúc
ngắn hay có lúc bỏ nhịp: rối loạn thần kinh tim.
-
Kim giật lui khoảng 3 – 4 mmHg: trương lực tim
bình thường, Âm Dương tương đối cân bằng.
TP. Hồ Chí Minh, 1995.
BỆNH HỆ TIM MẠCH
Lương y Tạ Minh.
Bệnh thuộc hệ tim mạch đa số là loại
bệnh có mức độ gây nguy hiểm cao cho sức khỏe và tính mạng. Sau đây là những
bệnh thường gặp mà tôi đã có thành công phần nào trong hệ bệnh này.
6.1. RỐI LOẠN THẦN KINH TIM
Là tên gọi chung của các triệu chứng
rối loạn nhịp tim (tim bỏ nhịp, tim đập lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu,
tim đập nhanh hay chậm đều nhưng quá mức bình thường): điều chỉnh tổng trạng,
cào phản chiếu tim, phản chiếu các nút thần kinh tim và mạng Purkinge.
6.2. THIỂU NĂNG MẠCH VÀNH
Nếu nặng còn có tên gọi là Thiếu máu
cơ tim: có những cơn nặng ngực khó thở, đau thắt ngực có khi lan lên đầu cổ và
ra tay. Triệu chứng thường chỉ xuất hiện vài phút rồi tự biến mất, thường xuất
hiện khi gắng sức, khi xúc động hay khi nhiễm lạnh. Lưỡi rất nhạt. Nguyên nhân
do mạch vành bị co thắt hoặc bít hẹp vì máu đông hay mảng xơ vữa, cũng có thể
do u bướu. Điều chỉnh tổng trạng, Tiêu viêm khử ứ, phản chiếu tim, phản chiếu
mạch vành (có 6 tuyến phản chiếu mạch vành: từ 0 vòng lên 130 vào 65,
từ 0 vào 73, từ 0 vào 61, từ 0 vào 7, từ 0 xéo xuống 29, từ 0 xéo xuống 347).
6.3. NHỒI MÁU CƠ TIM
Đây là tình trạng nặng đột xuất của
thiếu máu cơ tim. Đau dữ dội vùng ngực, vã mồ hôi nóng, huyết áp cao đột
ngột (HA tâm thu trên 170). Thuộc diện cấp cứu tại bệnh viện.
6.4. HUYẾT ÁP THẤP
Là một bệnh chứng còn nhiều bí ẩn về
cơ chế và nguyên nhân gây bệnh. Tuy cũng có thành công nhưng không chắc chắn
như các bệnh khác. Vẫn lấy điều chỉnh tổng thể làm chủ.
6.5. HUYẾT ÁP CAO
Là triệu chứng của một bệnh nào đó
trong cơ thể. Phải tìm cho ra căn bệnh gốc này. Chữa bệnh gốc xong thì HA
tự hạ và ổn định lâu dài. Trong thời gian chưa tìm ra gốc bệnh HA luôn dao
động cao, cho nên cần duy trì thuốc hạ áp cho đến khi HA bắt đầu hạ ổn định 2
tuần liên tiếp thì giảm liều thuốc HA, cứ thế cho đến khi HA trở về mức bình
thường, lúc này thử bỏ thuốc, nếu ổn định suốt 2 tuần liên tiếp thì có
thể bỏ hẳn thuốc HA. Tuy vậy có nhiều ca không thể bỏ thuốc hạ
áp được mà phải uống một liều thấp nhất thích hợp đến suốt đời. Các bạn không
nên chủ quan với loại bệnh này như chủ trương của một số thầy khác, vì có thể
gây hại không cứu vãn được cho bệnh nhân.
Có hai trường hợp tổng quát về tăng
HA. Huyết áp cao Âm chứng và Dương chứng. Trong cắt cơn tăng HA, dùng bộ Thăng
khi HA cao Âm chứng, dùng bộ Giáng khi HA cao Dương chứng. Trong điều trị, điều
chỉnh tổng trạng làm chủ lực. Tìm thêm tạng phủ có bệnh và điều chỉnh tạng phủ
này. Tìm hiểu cơ chế gây bệnh cho tạng phủ như viêm – tắc mạch – xơ hóa – vôi
hóa (sỏi)……v.v.. khiến tạng phủ mất hay giảm chức năng. Đôi khi tăng HA chỉ do
tắc mạch một nơi nào đó trong cơ thể, thường xảy ra ở vùng cổ gáy hay vùng đầu
(mạch cảnh hay mạch nền sọ), lúc này HA hai tay sẽ chênh lệch rõ
ràng, thông mạch là xong.
6.6. RỐI LOẠN TUẦN HOÀN NÃO
Nặng đầu kèm choáng váng, tăng ở tư
thế đứng, không thay đổi ở tư thế nằm khi trở mình. HA bình thường hoặc
thấp. Điều trị: day dầu hay hơ có dầu Bộ Thăng, phản chiếu đầu (hàn chứng:
thiểu năng tuần hoàn não). Day vaseline bộ Giáng, phản chiếu đầu (nhiệt chứng:
huyết vùng đầu không thông, chưa phải là huyết ứ). Muốn khỏi bệnh lâu dài cần
điều chỉnh tổng trạng.
6.7. RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Chóng mặt, tăng khi thay đổi tư thế
nhất là khi nằm trở mình. Huyết áp bình thường. Điều trị: day dầu hoặc hơ có
dầu Bộ Thăng, phản chiếu đầu. Nhận xét: thông qua việc điều trị hai bệnh
chứng này, tôi cho rằng rối loạn tiền đình là một dạng thiểu năng tuần hoàn não
dạng đặc biệt chỉ xảy ra ở vùng Tiền đình. Đông y gọi bệnh thứ 6 và thứ 7 này
là Huyễn vựng.
6.8. HỞ VÀ HẸP VAL TIM
Bệnh val tim có 2 loại: bệnh chức
năng (do thần kinh hoặc những nguyên nhân khác) và bệnh tổn thương thực thể (xơ
hóa thường do thấp tim gây di chứng, bệnh tim bẩm sinh như thông nhĩ…).
Chúng ta chỉ nên nhận điều trị những trường hợp bệnh lý chức năng. Chẩn đoán
hàn nhiệt, phản chiếu val tim. Val tĩnh mạch chủ: vùng huyệt 129 +. Val
động mạch phổi: vùng 60 +. Val 3 lá: vùng 73 + và toàn bộ nửa mặt bên phải từ
tuyến VI trở xuống. Val động mạch chủ: vùng 60 -. Val tĩnh mạch phổi: vùng 129
-. Val 2 lá: vùng 73 – và toàn bộ mặt bên trái từ tuyến VI trở xuống.
6.9. TÂM DƯƠNG HƯ
Hơ có dầu 19, nếu không hiệu quả thì
hơ có dầu Bổ trung hay Thăng, 189. Triệu chứng: huyết áp âm chứng, không
sợ lạnh, không làm việc được.
6.10. TÂM KHÍ HƯ
Day vaseline 19. Nếu không hiệu quả
thì dùng bộ Thăng, 189. Triệu chứng: huyết áp âm chứng, không sợ lạnh, làm
việc nhẹ bình thường, làm việc nặng thì mệt.
Kiêng
cữ: nói
chung cần tránh những thay đổi đột ngột về môi trường sống, thời tiết,
nhiệt độ, ăn uống. Không nên để bị cảm hay thương thực, những bức xúc tình cảm
vui lẫn buồn cao độ. Và kiêng các thức ăn theo cơ chế gây bệnh trong đó
LẠNH và CHUA là quan trọng hàng đầu vì hai vị này luôn làm co mạch, co cân cơ.
TP. Hồ Chí Minh, 1997.
PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CÁC DI CHỨNG LIỆT
Lương y Tạ Minh.
Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não
(TBMMN, là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây
thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não (CTSN) và liệt do Viêm Não
(VN) đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có
liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang; hai trường hợp sau
cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.
Tuy nguyên nhân khác nhau nhưng các
trường hợp nêu trên đều gây thương tổn và chèn ép bế tắc cho não hay tủy sống
là hệ thần kinh (gồm nhiều dây thần kinh chằng chịt). Ta đã biết, hệ thần kinh
hoạt động theo cơ chế giống như cơ chế của các máy dùng điện năng. Hệ thống này
hoạt động tốt hay kém là do chất lượng máy, chất lượng dây dẫn; và do điện áp của
hệ thống đủ hay thiếu.
Xét hệ thống quạt máy vận hành nhờ
điện. Ta nhận biết hệ thống này vận hành được (thấy cánh quạt quay) nhờ các
thông số: điện năng đến, động cơ, vật liệu dẫn điện, mạch điện thông suốt, cánh
quạt. Điện áp yếu hay hệ thống động cơ và dây dẫn kém chất lượng thì quạt quay
yếu; điện áp đủ, động cơ và dây dẫn tốt thì quạt quay mạnh; nếu quá kém thì quạt
không quay nổi dù điện vẫn vào. Cánh quạt quay hay không là do những yếu tố trước
nó hội đủ mức cần thiết hay yếu kém.
Tương tự như vậy. Ta nhận biết cơ bắp
hoạt động được hay bị liệt lệ thuộc vào các thông số: năng lượng cung cấp từ
máu; chất lượng hệ thống thần kinh từ não bộ đến tủy sống đến các dây thần kinh
ngoại biên, chất lượng các khớp TK (sinap). Các thông số cần thiết này hội đủ một
cách hoàn hảo thì hệ thần kinh chỉ huy các cơ vận động được như ý; một hoặc nhiều
trong các thông số này khiếm khuyết thì các cơ vận động yếu hoặc ỳ ra dù tín hiệu
thần kinh vẫn đến.
Quạt máy không quay nổi khi điện
năng thiếu, nếu không biết ta cứ cho điện vào thì một thời gian sau hệ thống bị
cháy. Tương tự (nhưng hơi khập khiễng), khi máu đến không đủ, hệ thần kinh
không chỉ huy nổi các cơ bắp dù các tế bào TK vẫn còn thoi thóp sống. Nếu để
thiếu máu lâu, vùng tế bào TK này có thể bị chết hẳn và việc phục hồi vận động
cho cơ do chúng chỉ huy là không còn hi vọng.
Vì thế, việc phục hồi sinh lực cho hệ
thần kinh là biện pháp chủ đạo của việc điều trị các thể bệnh bại liệt. Trước
đây, Tây y dùng các loại thuốc chống xuất huyết, tan máu bầm, chống phù não nhằm
giải tỏa các chèn ép; nữa cuối thập niên 90 Trung Quốc đề xướng và thực hiện việc
mổ sọ não để hút máu ứ cho bệnh nhân bị xuất huyết não cũng từ nguyên lý này. Từ
đó việc cứu sống cho bệnh nhân xuất huyết não nặng không còn khó khăn. Hiệu quả
điều trị di chứng liệt sau TBMMN cũng tiến bộ vượt bậc. Nhưng trên thực tế ta
thấy còn không ít BN vẫn phải chịu di chứng nặng. Vì sao?
Thú vị ở chỗ là thực tế cho thấy việc
cải thiện di chứng cho các bệnh nhân tổn thương não-tủy có kết quả tốt hơn vẫn
thuộc lãnh vực dùng huyệt dù thuộc bất cứ trường phái nào. Vì sao?
Năm 1988, tôi xây dựng được bộ Tan
Máu Bầm có công dụng phá tan máu ứ rất mạnh và được dùng phổ biến trong giới
DC. Bộ huyệt này hiện nay đã được tôi triển khai thêm và đặt lại tên mới TIÊU
VIÊM KHỬ Ứ vì nhận thấy tác dụng của nó rộng hơn việc làm tan máu bầm. Bộ huyệt
này luôn được sử dụng để giải quyết các di chứng của chấn thương, trong hậu phẫu
và đều thành công tốt đẹp.
Nhưng mãi đến khoảng năm 1997-98 tôi
mới áp dụng vào việc chữa liệt do TBMMN sau khi chữa thành công liệt do chấn
thương tủy và chấn thương sọ não; và sau khi biết thông tin TQ tách hộp sọ hút
máu ứ trong xuất huyết não. Kết quả không ngờ là hiệu quả nhanh và cao hơn các
phác đồ trước đã áp dụng từ 1987. Tôi đã công bố rộng rãi khám phá mới này
trong “Kỷ Yếu 20 năm DC-ĐKLP” do Thầy Châu chủ biên.
Một thú vị bất ngờ khác nữa là vẫn
có thể can thiệp tốt các trường hợp nghẽn mạch máu não gây tai biến mà trước
đây thường được gọi là “nhũn não”. Kể cả trường hợp nghẽn mạch do mãng xơ vữa.
Khi áp dụng bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vào
việc chữa di chứng liệt do các nguyên nhân TBMMN, CTSN thành công, tôi vẫn luôn
thắc mắc vì sao Tây y đã hút máu ứ, đã dùng thuốc để tan máu ứ mà BN vẫn còn liệt,
nhất là với CTSN. Chỉ khi tôi trị thì chức năng vận động cơ mới tiến triển
nhanh một cách rõ rệt?
Không có
phương tiện để tìm hiểu, tôi đành tự nêu các vấn đề sau:
Có phải biện pháp hút máu ứ bằng phẫu
thuật chỉ giải quyết được các vùng máu lớn thấy được, CT hay MRI cũng chỉ thấy
được còn máu ứ lớn nên kiểm tra thấy rằng đã thông. Còn những hạt hồng cầu li
ti kẹt đâu đó trong các vi mạch mà CT và MRI không thấy được vẫn có thể gây thiếu
máu cho các tế bào thần kinh của nó phụ trách. Vì thiếu máu nên các tế bào TK
này không đủ năng lượng để chỉ huy các cơ liên quan, mặc dù tế bào TK này chưa
chết hẳn.
Có phải thuốc không đánh tan hết được
các hạt hồng cầu li ti còn lại trong các vi mạch máu? Có phải di chứng liệt vẫn
còn vì máu ứ hay là vì một yếu tố khác khiến cho các tế bào TK không làm được
việc?
Hay là do cả 2 yếu tố: huyết ứ li ti
và cái gì khác máu ứ còn tồn đọng trong hệ thống thần kinh khiến hệ thống hoạt
động kém hẳn.
Nêu thì nêu nhưng giải đáp được cho
rõ ràng và chính xác thì tôi chịu thua vì ngoài khả năng kỹ thuật.
Không giải đáp được nhưng trên lâm
sàng, tôi luôn thành công hơn các giải pháp khác. Bởi có nhiều BN đã bị vài năm
từng được điều trị bằng các giải pháp khác, bởi những thầy thuốc khác và không
chỉ một thầy thuốc mà vài thầy thuốc trước tôi. Tuy nhiên trong những trường hợp
này, hiệu quả cải thiện không cao hơn nhiều, nhưng vẫn có tiến bộ thêm sau khi
tôi điều trị. Còn những trường hợp mới bị, sau khi ổn định được huyết áp xuất
viện hoặc sau khi mổ sọ não do chấn thương xuất viện mà được tôi trị ngay thì
không ai là không đi đứng được, tuy rằng mức độ hồi phục có khác nhau.
Từ những kết quả đó tôi tin là mình
đang đúng hướng và đúng nhất từ trước đến giờ. Bởi nguyên lý rất phù hợp với
Tây y có kỹ thuật cận lâm sàng cụ thể. Nói lên điều này là một điều không hay
xét về khía cạnh “khiêm tốn” theo Đông phương.
NHƯNG…… đã hơn 20 năm lăn lộn với
nghề, lang thang trong bụi đường và mưa nắng khắp hang cùng ngỏ hẽm của Sài
Gòn-Chợ Lớn và các vùng lân cận như Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Đức, Bình
Chánh, Nhà Bè và hiện nay là Hà Nội, chứng kiến biết bao cảnh đời đau khổ của bệnh
nhân và gia đình họ tôi không thể im lặng chỉ để được hai tiếng “khiêm tốn”!!
Tin và
dùng kinh nghiệm nhỏ nhoi này của tôi hay không là tùy quý vị nhưng nghĩa vụ của
tôi là phải nói lên sự thật. Nếu không, tôi có lỗi với những BN đã qua của tôi
và với những BN có thể sẽ mắc phải trường hợp đau thương này.
Kính mong quý đồng nghiệp và quý bậc trưởng bối cảm thông và
lượng thứ.
Bây
giờ, tôi xin trình bày toàn bộ chi tiết kinh nghiệm của tôi, tuy đã được nói đến
trong “Kỹ Thuật Chẩn Trị Bệnh Bằng DC-ĐKLP Kết Hợp Đông Tây Y” nhưng hơi ngắn gọn
nên các anh chị em còn yếu về DC không dùng được vì không hiểu hoặc không tin
vì thấy quá đơn giản.
Các bạn đã có tài liệu huấn luyện của
tôi cần cập nhật theo bài dưới đây tuy rằng có chung tựa đề vì lần này tôi sẽ
viết chi tiết hơn:
ĐIỀU TRỊ LIỆT DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.
Lương- y Tạ – Minh.
Tai
biến mạch máu não(TBMMN) và chấn thương sọ não(CTSN) thường đưa đến liệt vận động,
đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường
hợp phục hồi hoàn toàn theo cơ chế tự khỏi và cơ chế bù,
tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Có 2 cơ chế bù: bù tại não là vùng não lành làm thay chức
năng cho vùng não bị thương; cơ chế bù tại cơ là những cơ lành làm thay việc
cho cơ bị tổn thương. Chưa hết, vào đầu thập niên 00 của thế kỷ 21, người Mỹ
phát hiện ra rằng các tế bào TK có thể tái tạo nhưng phải mất khoảng hơn 3 năm.
Chính nhờ các cơ chế này mà một số BN nghèo không đủ sức theo đuổi việc điều trị
vẫn phục hồi được một số chức năng vận động sau một thời gian khá dài. Tuy
nhiên, trên thực tế không phải ai cũng may mắn như thế. Vì cũng có một số BN bị
liệt vài năm đến tôi chữa mới bắt đầu phục hồi. Một số ít bệnh
nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắn bị tổn thương
tương đối nhẹ và được điều trị ĐÚNG CÁCH NGAY TỪ ĐẦU. Đa số là để
lại cho bệnh nhân vài di tật về thể xác hoặc tinh thần khi bị hơi nặng hoặc được
điều trị không đúng cách kịp thời ngay từ đầu.
Trong
di chứng liệt do TBMMN và CTSN thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải
pháp đồng bộ một cách khéo léo: THUỐC MEN, TẬP LUYỆN, HUYỆT ĐẠO.
Việc
dùng thuốc thì tùy, Tây hay Đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi -
trong TBMMN - thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dõi) cho
đến khi HA ổn định thật sự, vì tuy đã xuất viện HA của BN vẫn có thể lại bất ổn
và tai biến tiếp là điều rất dễ xảy ra. Việc ổn định HA khá phức tạp, dù
phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều
về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này, các phác đồ về
huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị. Cho nên các
anh chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh
nhân, tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động.
Tập
luyện có hai phần: thụ động và chủ động. Tập thụ động là kỹ thuật viên hay
người nhà tập cho bệnh nhân, luôn luôn rất cần khi bị liệt cứng. Tập chủ động
là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn kềm cặp của Kỹ thuật viên
(trong thời gian đầu hoặc tự nghĩ ra các tư thế trong sinh hoạt thường
ngày trong giai đoạn sau), chỉ cần từ khi bệnh nhân bắt đầu vận động
được dù còn rất yếu ớt. Việc này đòi hỏi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh
tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ
KTV trong thời gian đầu.
Về
huyệt đạo, đúng hơn là về DC-ĐKLP, LÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA BÀI NÀY. Tôi xin cống hiến
các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh
này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do
TBMMN và CTSN.
Phác đồ điều trị:
-
Giai
đoạn một: 156 - +, 38 - +, 7 - +, 50, 37, 61 - +, 3 - +, 290 - +, 16 - +,
26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và Trắc diện phía đối bên bị liệt.
-
Giai
đoạn hai: khi bệnh nhân bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù
còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt,
phía cùng bên bị liệt. Gồm phản chiếu nửa
lưng, tay chân bên liệt. Tuy nhiên chỉ tác động bình thường chứ không nên
quá nhiều. Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một
cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng. Nên
điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân theo bài “Phục Hổi Chính Khí” để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn
chỉnh hơn.
-
Với tại
chỗ ta tác động vào gáy, lưng, tay chân bên bị liệt.
-
Trường
hợp đã dùng bộ Tiêu Viêm Khứ Ứ nêu trên 3 tuần mà BN vẫn chưa tự đứng, chưa tập
đi được thì cần chú ý việc điều chỉnh tổng trạng cho BN. Vì thường do huyết khí
kém quá nên cơ bắp không đủ sức nâng đỡ cơ thể.
-
Khi lực chân của BN đã mạnh, tự đứng khá lâu
không ngã nhưng hễ bước đi thì lại ngã là do có tổn thương vùng tiểu não, ta cần
tác động phản chiếu tiểu não là vùng sơn căn ấn đường, vùng đầu mũi và môi, cằm
(theo ĐH phản chiếu não bộ). Nếu kết quả CT hay MRI cho biết có tổn thương tiểu
não thì ta cần can thiêp ngay vùng này từ đầu mới có kết quả cao được.
Kỹ
thuật: day ấn hoặc rung các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu
hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên. Nếu bên
liệt lạnh mát hơn bên lành thì nên tác động huyệt và vùng phản chiếu có bôi dầu
cao, sau khi nhiệt độ 2 bên như nhau thì
không dùng dầu nữa. Nếu nhiệt độ 2 bên như nhau
thì không cần dùng dầu.
Biện luận:
TBMMN và CTSN đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt
cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân…v..v. Vì vậy
gốc bệnh là ở não, các cơ phận chỉ là ngọn. Do đó cứu lấy não bộ là việc
đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Như vậy khi não bộ được
phục hồi thì tay chân lập tức phục hồi. Chỉ những trường hợp lâu ngày cân
cơ bị teo rút thì ta cần tác động mạnh trực tiếp vào các vùng tứ chi để
tìm cách hồi phục các cân cơ này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống
viêm, lọc ứ ở não và cải thiện sự lưu thông máu ở não.
CHÚ Ý:
-
Cần kiêng cử không ăn uống
các thức chua, lạnh và các thức gây viêm (xem bài “Hướng dẫn về kiêng cử”).
Tránh tất cả các xúc động, các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, về động tác.
-
Việc lăn thêm tuy cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở
tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến
cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi!! Tuy
nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng
nên vừa phải.
-
Việc xung điện vào tay chân cũng không nên dùng
quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào TK còn yếu không chịu đựng nổi
kích thích của dòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy giờ.
Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào TK là bao nhiêu nếu không
được đo đạc bằng máy móc hiện đại? Nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân
để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ? Điều này không thể
xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy
cần thận trọng trong việc xung điện.
-
Trong CTSN chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS
cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập VLTL. Tuy nhiên DC-ĐKLP không
phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở
xa vùng bị thương. Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay
gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống
TK. Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn là chỉ
luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá
trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.
Chúc
tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những
bệnh nhân bị bại liệt do hai nguyên nhân trên.
Trong bài này, tôi lấy ví dụ là BN bị
liệt bên trái để minh họa hình vẽ vùng phản chiếu đầu các đồ hình Âm, Dương, Trắc
diện.
CHÚ THÍCH: liệt
do TBMMN là một bệnh của hệ thần kinh nhưng đó lại là hậu quả của những vấn đề
của những nội tạng bên dưới não và hệ tuần hoàn. Do đó muốn điều trị tốt loại bệnh
này thì ta cần điều trị tốt các bệnh của các nội tạng sau khi các triệu chứng
liệt đã giảm. Có như vậy thì mới có thể đạt được mong muốn giữ kết quả điều trị
ổn định cho bệnh nhân lâu dài, tránh và ngăn ngừa tái phát cho bệnh nhân được,
vì loại bệnh này rất dễ tái phát. Vì vậy mà tôi xếp loại bệnh này sau các bệnh
hệ thống khác. Bởi vì khi học đến đây các bạn đã phần nào có hiểu biết về bệnh
của các hệ thống kia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét