Tạ Minh.
Âm huyết kém là nguyên nhân của rất
nhiều bệnh chứng. Việc chẩn đoán âm huyết kém không khó. Khó là bồi bổ cho đạt
yêu cầu. Có những trường hợp bịnh nhân đã uống thuốc bổ Đông dược hoặc Tây dược
hằng mấy tháng vẫn không hề chuyển biến! Thật là khó hiểu và bất hợp lý. Trên
lâm sàng không ít lần chúng ta bế tắc khi gặp trường hợp này. Bệnh vì âm huyết
suy mà không bổ được thì không thể trị dứt bệnh mà chỉ làm giảm chứng. Thế thì
cứ phải gặp nhau hoài, làm bịnh nhân nản lòng mà thầy thuốc nản hơn, đôi
khi càng trị theo chứng lại càng làm âm huyết suy thêm. Cho nên khi xây dựng
được bộ huyệt BỔ ÂM HUYẾT này, tôi vô cùng mừng rỡ vì qua thực tế sử dụng thấy
kết quả rất tốt ngoài ý muốn ban đầu. Xin trình bày để chúng ta cùng dùng, giúp
cho bịnh nhân.
I/- PHÁC
ĐỒ
22,
127, 63M + -, 17 + -, 113 + -, 7 + -, 63, 50, 19, 39, 37, 1, 290 + -, 0 + -.
Không phải lúc nào cũng sử dụng hết
các huyệt trên, mà chỉ dùng những huyệt có báo bệnh.
II/-
KỸ THUẬT
Trên lâm sàng thường có hai thể khác
nhau: hàn và nhiệt.
-
Hàn chứng thì người mát cho tới lạnh, cảm giác tương
đối sợ lạnh hơn sợ nóng.
-
Nhiệt chứng thì người ấm đến nóng, cảm giác tương
đối sợ nóng hơn sợ lạnh.
Khi âm huyết kém thì nóng lạnh đều sợ. Thiên hạ chưa nóng
mình đã nóng, chưa lạnh thì mình đã lạnh nên tôi dùng chữ tương đối.
1)
Hàn chứng: ngải cứu hơ mỗi huyệt nóng một lần không
xoa dầu, theo thứ tự trên. Nếu BN không bị hàn rõ rệt thì chỉ cần day
có một ít dầu cao. LƯU Ý: đã day dầu thì không hơ, đã hơ thì không chấm dầu
vì sẽ gây quá liều.
2)
Nhiệt chứng: dùng que dò chấm vaseline day mỗi huyệt 30
cái nhè nhẹ theo thứ tự như trên (không cần day mạnh cho thật đau -
vaseline ở đây chỉ nhằm bôi trơn chứ không có tác dụng gì).
III/- TÁC
DỤNG VÀ CHỦ TRỊ
Qua thực tế áp dụng từ năm 1991 đến
nay, tôi nhận thấy bộ huyệt này có các tác dụng như sau:
-
Giúp biết đói khi tới giờ ăn, ăn ngon miệng,
tiêu hóa tốt, hấp thu tốt, biến dưỡng tốt.
-
Sinh tân dịch, sinh cơ nhục, tạo hồng cầu.
-
Điều hòa thành phần máu.
Qua đó, nó trị được các bệnh do huyết hư suy, thiếu tân dịch
như: suy nhược cơ thể do ăn kém hoặc ăn tốt nhưng không hấp thu nên vẫn gầy kể
cả các trường hợp đã uống nhiều thuốc bổ Đông Tây y; thiếu hồng cầu; thiếu
huyết sắc tố trong máu, thiếu huyết tương; tiểu đường; cholesteron trong máu
cao; giai đoạn đầu của các bệnh thuộc về sự thoái hóa (như thoái hóa võng mạc,
thoái hóa thần kinh thị giác…); táo bón kinh niên dạng âm hư (phân dê)…
IV/- ỨNG
BIẾN LÂM SÀNG
-
Thông thường, chỉ sau ba lần điều trị là bịnh
nhân đã bắt đầu chuyển biến như thấy đói bụng, ăn ngon miệng hơn… nhưng kết quả
cuối cùng lên cân thì không nhanh được mà phải có thời gian.
-
Nếu sau ba lần dùng bộ huyệt này mà không thấy
hiệu ứng gì thì thường do cơ thể ứ đọng thủy thấp quá nhiều, cần trừ thấp trước
rồi bổ âm huyết sau (xem bài “Trừ đàm thấp thủy bằng DC-ĐKLP”).
-
Trong bệnh tiểu đường và cholesteron trong máu
cao ta cần thêm huyệt 347.
-
Nếu thiếu hồng cầu hoặc huyết sắc tố ta phải
dùng trọn tam giác Tỳ 37, 40, 481.
V/- KẾT
LUẬN
Bộ BỔ ÂM HUYẾT này hiệu quả rất tốt
trong nhiệm vụ bồi bổ cơ thể đơn thuần. Riêng khi dùng để chữa bệnh thì cần kết
hợp linh động với các phác đồ khác một cách khéo léo mới mong đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên với bịnh nhân trên 70 tuổi thì vấn đề khó khăn hơn.
TP. Hồ Chí Minh, 1-1-1999.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét