Tạ Minh.
TP. Hồ Chí Minh, 21-12-1993.
Bệnh nếu không thuộc hàn thì thuộc
nhiệt hoặc hàn nhiệt lẫn lộn. Trung y đã có cách chẩn đoán hàn nhiệt. Còn DC
thì sao? Đây là ưu tư của tôi từ khi học và làm DC. Thời gian đầu gần như tôi
phải dựa hoàn toàn vào tứ chẩn của Trung y. Sau đó, qua lâm sàng dựa vào huyệt
tính và sinh huyệt, tôi tìm cách xây dựng kỹ thuật chẩn đoán riêng cho DC.
Trước, để thỏa mãn sự tìm tòi của mình; sau là để đáp ứng nhu cầu của học viên
chưa biết Trung y. May mắn thay tôi đã làm được điều này, có thể chưa được hoàn
chỉnh nhưng nó góp phần không nhỏ cho những ai chưa biết hay đã biết Đông y –
vì trong lâm sàng có một số trường hợp nhờ nó mà sự định bịnh rõ ràng hơn. Xin
thử xem và vui thú với phát hiện này.
Trước hết, ta cần nhớ các chứng hàn
nhiệt vừa có toàn thân vừa có cục bộ và sự tương quan giữa chúng không có quy
luật. Có nghĩa là có khi toàn thân là hàn mà cục bộ lại nhiệt, có khi toàn thân
nhiệt mà cục bộ lại hàn. Có khi toàn thân lẫn cục bộ đều hàn hay nhiệt. Vì thế,
khi chẩn đoán hàn nhiệt ta luôn cần xem xét cả hai khía cạnh toàn thân và cục
bộ để hạn chế sai sót.
I/- CHẨN
ĐOÁN HÀN NHIỆT TOÀN THÂN
Hai dụng cụ chính được sử dụng ở đây
là que dò và ngải cứu. Cần thuần thục về kỹ thuật, nếu không ta sẽ bị báo hiệu
sai và kết quả chẩn đoán sẽ sai theo.
1)
Dùng que dò:
-
đau ở 26 là nhiệt ở biểu.
-
đau ở 143 là nhiệt ở lý.
-
đau ở 1 hoặc 43 là hàn nhẹ ở lý.
-
đau ở 19 là hàn nhẹ ở biểu.
2)
Dùng ngải cứu: ngải cứu được dùng khi khám bằng
que dò không có sinh huyệt:
-
nóng ở 1 hoặc 43 là hàn nặng
ở lý. Khi 43 nóng là mất khả năng tàng trữ Dương khí. Khi 1 nóng là mất
khả năng khai phát Dương khí.
-
nóng ở 19 là hàn nặng ở biểu.
-
nóng ở 143 là tinh huyết suy, mất khả
năng tàng trữ Âm huyết. Khó trị hơn các trường hợp khác.
-
nóng ở 26 là mất khả năng hấp
thu dương khí.
LƯU Ý: phải dò cả 4 huyệt
xong rồi mới kết luận sau khi đã tổng hợp – xem ở phần “Kinh nghiệm lâm sàng”.
Nếu với cả hai phương tiện mà không
thấy sinh huyệt thì có thể kết luận toàn thân bịnh nhân bình hòa, không
hàn không nhiệt. Chỉ còn cần khám hàn nhiệt cục bộ mà thôi.
II/- CHẨN
ĐOÁN HÀN NHIỆT CỤC BỘ
Như đã đề cập, khi một cục bộ
có vấn đề (cơ quan bị bịnh), ta vẫn cần khám toàn thân để tìm sự liên hệ nếu có
giữa toàn thân và cục bộ. Nếu toàn thân không có gì, ta chỉ cần khám cục bộ để
biết bịnh thuộc hàn hay nhiệt.
1)
Dùng que dò: tìm sinh huyệt dựa theo đồ hình phản chiếu
nơi bị bịnh - chủ yếu ở trên mặt. Nếu báo đau là bịnh nhiệt. Nếu là vùng phản
chiếu như cả cánh tay, hay phóng chiếu xoang, ta dùng lăn đinh nhỏ lăn vào nơi
này, nếu đau là bệnh nhiệt.
2)
Dùng ngải cứu: khi bịnh chứng rõ ràng mà khám bằng que
dò không thấy có huyệt đau là bịnh hàn. Dùng ngải cứu dò sẽ thấy nóng.
3)
Khi huyệt không báo đau mà cũng không báo nóng là tìm
chưa đúng, thay đổi hệ thống phản chiếu.
4)
Khi huyệt báo nóng lẫn báo đau là hàn nhiệt lẫn lộn, hoặc
hàn nhẹ. Cần bình tĩnh xem xét kỹ.
Tuy
vậy, theo kinh nghiệm, dò bịnh hàn nhiệt cục bộ bằng huyệt khá phức tạp vì huyệt
chịu chi phối bởi nhiều quy luật - như đối xứng, giao thoa, phản hiện v.v.... cần
có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ mới ít sai lầm. Do đó, nên phối hợp với sờ tại
chỗ để xét hàn nhiệt - xem bài “Làm sao để đạt tứ đắc”. Đồng thời nên hỏi
triệu chứng tăng vào mùa nào trong năm, giờ nào trong ngày để tìm hiểu quy luật
rồi suy ra./.
TP. Hồ Chí Minh, 1989.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét