Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

CHƯƠNG II: 6. CHU KỲ 12 KINH KHÍ



 Lương y Tạ Minh.

            Cơ thể có 12 tạng phủ, khí của chúng liên lạc ra bên ngoài bằng 12 kinh. Mỗi kinh có giờ chủ đạo riêng. Đến giờ chủ nào, kinh khí đó vượng nhất. Thông qua hiện tượng này, người xưa dùng nó để tả hay bổ cho chúng. Nay, tôi lại dùng nó vào việc chẩn đoán truy tìm bệnh gốc thuộc kinh khí nào và điều chỉnh kinh khí đó để điều trị. Chỉ khi nào bệnh thuộc lãnh vực khí của kinh thì biện pháp này mới có tác dụng. Đôi khi bệnh chỉ do kinh khí gây ra, có khi bệnh do cả tạng và kinh khí. Do đó, hiệu quả điều trị cho ta biết bệnh thuộc khía cạnh nào.
            Trên nguyên tắc, khi kinh khí có bệnh thì cứ đến giờ chủ đạo của nó thì triệu chứng bệnh tăng lên. Có hai trường hợp thực và hư. Thực là kinh khí đó quá mạnh. Hư là kinh khí đó suy yếu. Thực thì làm giảm khí lực của nó. Hư thì tăng khí lực nó lên, nếu không hiệu quả thì ta giảm khí lực của kinh khí đối lập của nó, được tính theo giờ đối lập.
            Thí dụ: một bệnh nhân khi ngủ hễ cứ tới gần 2 giờ sáng là thức giấc, qua 3 giờ mới ngủ lại được, đây là giờ Sữu là giờ của Can khí. Nếu là chứng thực ta day hay áp lạnh 50, 70, nếu là chứng hư ta hơ nhẹ hay dán cao hay xức dầu 50, 70. Vì hơ nhẹ, dán cao, hay xức dầu là bổ, day hay áp lạnh là tả. Nếu không thành công ta chọn kinh khí có giờ đối lập là giờ Mùi, giờ của Tiểu trường. Tương tự cho các loại bệnh chứng khác.
            Bài thơ vắn tắt diễn tả giờ chủ đạo của 12 kinh khí:
Phế Dần, Đại Mão, Vị Thìn cung,
Tỳ Tị, Tâm Ngọ, Tiểu Mùi trung.
Bàng Thân, Thận Dậu, Tâm bào Tuất,
Hợi Tiêu, Tí Đởm, Sửu Can thông.
TP. Hồ Chí Minh, 1993.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét