Tạ Minh.
I/- PHÁC
ĐỒ
106,
26, 61 + -, 3 + -, 37, 50, 41, 17 - +, 38 + -, 104 + -, 156 + -, 235,
87, 143.
II/- KỸ
THUẬT
Chẩn đoán hàn nhiệt, chọn kỹ thuật
thích hợp. Tốt nhất là châm kim. Tuy nhiên trong tình trạng cơ thể như vầy, rất
dễ bị vựng châm (ngất xỉu trong khi châm). Day dầu trong bệnh hàn, rung huyệt
hoặc day bằng vaseline trong bệnh nhiệt.
III/- TÁC
DỤNG CHỦ TRỊ
Giải độc máu, lọc máu. Khu phong
độc. Chống dị ứng do ăn uống (nếu cần có thể thêm bộ Bổ trung). Giải độc cho cơ
thể và làm tan viêm ứ do nhiễm độc. Dĩ nhiên cũng cần thêm vài huyệt trong bộ
Lọc thấp như 240, 290, 7, 347.
Nên dùng trong những trường hợp:
-
Có nhiễm độc như côn trùng cắn, phỏng hóa chất
(thêm phản chiếu nơi bị cắn, bị phỏng).
-
Nhiễm độc thực phẩm – nếu mới bị nên thêm phản
chiếu ống tiêu hóa; nếu bị đã vài ngày rồi thì không nên vì sẽ hạn chế vùng tác
dụng trong khi chất độc đã phát tán toàn thân, chỉ dùng sau khi bệnh nhân đã
tỉnh hẳn nhưng còn đau bụng. Nhiễm độc ở đây thuộc khía cạnh hóa chất, không
phải nhiễm trùng, các triệu chứng giống nhau (đau bụng, sốt, tiêu chảy) chỉ
thêm có biểu hiện về thần kinh như
choáng váng, ù tai, mờ mắt, nhức đầu.
-
Những bệnh do máu bị ô nhiễm mà ra như ghẻ nhọt,
chàm lác, dị ứng thức ăn. Trường hợp này cần điều chỉnh tổng trạng để hỗ trợ.
-
Có thể dùng vài lần đầu (3 đến 5 lần) trong
những viêm xoang mạn tính.
LƯU
Ý: Loại này gặp chưa nhiều, cần xác minh thêm.
Tạ Minh, 2006.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét